NHẬN RA BÀI HỌC GÌ TỪ - DDG RỚT GIÁ 90% TRONG 3 TUẦN
DDG – BÀI HỌC CHO NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ KHÔNG AM HIỂU VỀ PHÂN TÍCH BCTC.
Thật tình cờ trong buổi chiều cuối tuần này mình có được một NĐT hỏi về hướng xử lý đối với danh mục cổ phiếu của NĐT này có đang nắm cổ phiếu DDG – Công ty cổ phần đầu tư Công nghiệp xuất nhập khẩu Đông Dương.
Nhìn lại lịch sử giá của cổ phiếu này có thể thấy doanh nghiệp or một nhóm nào phía sau tạo lập tay trái tay phải liên tiếp trong nhiều năm qua khiến giá cổ phiếu tăng mạnh từ 10.000đ năm 2019 lên mức đỉnh điểm 43.700đ vào năm 2023.
Trường hợp của DDG cá nhân mình là người làm trong nghề nhìn vào thanh khoản là biết có bàn tay ma mị nào đó tác động phía sau. Nên thông thường đối với những dạng cổ phiếu này thường cá nhân mình không bao giờ chơi hoặc tư vấn NĐT tham gia vào.
Câu chuyện của DDG khá giống:
· BII: Năm 2014 - 2016
· CDO : Năm 2015-2016
· FTM: Năm 2017 - 2019
· DDG: Năm 2019 – 2023
Và còn rất nhiều những cổ phiếu khác trên thị trường hiện tại vẫn đang có hiện tượng giống những doanh nghiệp trên, bằng cách nào đó sức hút về lợi nhuận tăng giá cổ phiếu bằng cách mua đỏ - bán xanh kéo dài suốt 1-3 năm khiến nhiều NĐT sau đó phải trả một cái giá rất đắt là mất tất cả mọi thứ. Thậm chí có những người tự tin Full margin ngay trên đỉnh đối với những cổ phiếu trên và mất gấp nhiều lần số tiền đã kiếm được trước đó.
Thông qua câu chuyện những cổ phiếu trên mình hi vọng nhiều NĐT thiếu kiến thức tài chính cần chú ý loại bỏ những doanh nghiệp có những hiện tượng như trên một cách rất đơn giản thông qua một vài tiêu chí sau:
Thứ nhất: Doanh nghiệp đó có khả năng phá sản trong 1-3 năm tới hay không? Thông qua chỉ số Z-Score. Ngày xưa thời mình làm file thì chưa thấy công ty chứng khoán hay đơn vị nào update số liệu này tuy nhiên hiện tại rất nhiều bảng giá công ty chứng khoán đều update hết -> Mọi người check nhanh giúp mình nếu công ty bạn vi phạm chỉ tiêu này vui lòng đừng đánh liều số tiền của bạn nhé.
Thứ hai: Doanh nghiệp đó có hành vi gian lận BCTC hay không thông qua tiêu chi M-Score. Nhiều bạn nói rằng doanh nghiệp nào chẳng gian lận BCTC? Mình xin trả lời tất nhiên là các bạn được phép làm đẹp BCTC tuy nhiên luôn luôn phải tuân thủ theo quy định pháp luật, thông tư và nghị định cụ thể. Theo đó, những doanh nghiệp nào làm hơi quá tay thì ai tinh ý sẽ phát hiện ra được liền.
P/S: Chỉ bằng hai tiêu chí này là các bạn cơ bản có thể loại bỏ rất cả những cổ phiếu mình lấy ví dụ trên ra khỏi list theo dõi trước khi cổ phiếu này rớt không phanh rồi. Chỉ trừ khi bạn quá tham mua đỏ bán xanh thôi.
Đối với người hiểu sâu hơn về mặt tài chính thì có thể thấy một bài rất quen thuộc của DDG và các doanh nghiệp làm giá trên ở một số điểm như:
- Mục đích của doanh nghiệp là phát hành tăng vốn ( phát hành giấy trong thời gian ngắn)
- Đẩy mạnh đầu tư tài chính thông qua các công ty con or công ty liên kết
- Hầu hết các khoản lợi nhuận đều không có dòng tiền và treo ở các khoản phải thu công ty sâu sau.
- Nợ vay khá lớn & muốn phát hành để cấn trừ nợ
· Một số doanh nghiệp làm đẹp BCTC trong một khoản thời gian dài sẽ lòi ra một chỉ tiêu mà dân kiểm toán nhìn vào là biết khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp có bị vi phạm? Thông qua tiêu chí Nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn. Nếu công ty vi phạm yếu tố này thì bạn phải ngay lập tức cảnh tỉnh bản thân về KHẢ NĂNG HOẠT ĐỘNG LIÊN TỤC CỦA DOANH NGHIỆP NHÉ.
Quay trở lại với DDG và các doanh nghiệp mình kể trên thì hầu hết đều vi phạm những tiêu chí trên. Do đó, trước khi đầu cơ theo tin or lời một ai đó nếu có thời gian các bạn cố gắng đọc và tìm hiểu thêm một chút về mặt tài chính sẽ rất có lợi cho bản thân nhé.
( Thông số liên quan mình update hình ảnh đính kèm mọi người xem có gì không rõ có thể inbox hỏi nhé)
Chúc các bạn sau này có thể tránh không gặp phải những doanh nghiệp mà mình vừa kể trên nhé
P/s: Nếu thấy hay thì có thể like và share cho anh em khác tránh vấp phải nhé
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Khánh
Thân!